Trám răng

Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu trám Amalgam, composite, Cement...trong các trường hợp răng sâu, nứt, vỡ. Trong các loại vật liệu dùng để trám răng thì composite là phổ biến nhất hiện nay vì tính thẩm mỹ cao không như vật liệu amalgam, composite có nhiều loại màu sắc được nha sĩ lựa chọn sao cho phù hợp với răng của bệnh nhân.

Trám răng được chỉ định trong các trường hợp nào?

Trám răng sâu: Phục hình lại phần mô răng đã mất của răng, bảo vệ răng tránh lẫy nhiễm sang răng bên cạnh. Đối với sâu răng sữa ở trẻ nhỏ nha sĩ thường chọn vật liệu GIC vì tính chất ưa nước nên GIC thích hợp với các xoang trám khó cô lập như trong trường hợp các bé.
Các trường hợp cần trám răng*
Răng bị mòn chân răng: Việc mòn cổ răng lâu dài có thể gây ê buốt, khó chịu khiến hàm răng thiếu thẩm mỹ và đôi khi gây chết tủy răng do khoảng cách từ cổ răng đến buồng tủy ngắn. Do dó trám răng giúp ngăn ngừa tình trạng mòn cổ răng gây ảnh hưởng đến tủy răng, tái tạo vẻ đẹp cho hàm răng của bạn.

Phương pháp nieng rang thao lap la gi được nhiều người quan tâm?

Thay đổi miếng trám răng: So sánh chức năng, một miếng trám Amalgam vẫn tốt như miếng trám composite. Tuy nhiên miếng trám Amalgam không có tính thẩm mỹ, do đó nếu bệnh nhân có nhu cầu về thẩm mỹ có thể thay thế bằng miếng trám composite với ưu điếm có màu sắc trùng với màu răng.

Trám răng phòng ngừa cho trẻ em: Sealant phòng ngừa dành chủ yếu cho các bé, các răng cối có trũng rãnh sâu, dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch. Trám phòng ngừa ít khi dùng cho người lớn, vì nguyên tắc bảo tồn mô răng thật là ưu tiên.
Việc trám răng giúp bảo vệ răng*
Quy trình trám răng tại nha khoa

Bước 1: Nha sĩ tiến hành thăm khám cho bạn để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết chụp x-quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy không và có ảnh hưởng đến xương hàm hay không.

Bước 2: Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sĩ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.

Bước 3: Răng sâu cần trám được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng bởi composite nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng cản trở các cơ chế liên kết.

Bước 4: Với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu composite được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu đền dần đông cứng lại trong thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Tiến hành trám răng theo quy trình chuẩn*
Bước 5: Sau khi thực hiện trám bít, nha sĩ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.

Sau khi phần đê cao su được tháo bỏ, việc kiểm tra khớp cắn được thực hiện nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà không bị cộm cấn khó chịu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến