Niềng răng thưa

Niềng răng thưa là hình thức các nha sĩ tiến hành chỉnh nha nhằm giúp răng xê dịch và di chuyển về vị trí khuôn hàm mong muốn. Với phương pháp này, khách hàng được gắn các mắc cài hoặc khay niềng lên răng trong suốt liệu trình điều trị. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật niềng răng tháo lắp có hiệu quả không tại trung tâm qua những thông tin dưới đây.

Phương pháp niềng răng thưa là gì?

Niềng răng thưa được chỉ định trong hầu hết các trường hợp thưa răng, đặc biệt là những trường hợp thưa răng mức độ trung bình, khó hoặc phức tạp. Theo đó, bác sĩ sử dụng các khí cụ để kéo các răng xa cách về gần và vừa khít với nhau.
Răng thưa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt*
Phương pháp này giúp kéo khít các răng, cân đối khớp cắn, đồng thời bảo tồn răng thật, không cần phải mài nhỏ thân răng.

Tại nha khoacó nhiều kỹ thuật niềng răng thưa hiện đại, mang lại lựa chọn đa dạng cho khách hàng như niềng răng thưa bằng mắc cài kim loại; niềng răng thưa bằng mắc cài sứ; niềng răng thưa bằng khay niềng trong suốt Invisalign hoặc eCligner.

Quy trình niềng răng thưa tại nha khoa

Hiện nay, có hai loại khí cụ niềng răng hay được sử dụng là: Niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Trong bài viết này, nha khoa giới thiệu với các bạn quy trình niềng răng thưa bằng mắc cài - phương pháp niềng răng phổ biến trên khắp thế giới.

Bước 1: Trước khi niềng răng thưa, bác sĩ thăm khám sức khỏe răng hàm để xem liệu bạn có đủ điều kiện niềng răng hay không? Bên cạnh đó, bác sĩ chụp X-Quang để chuẩn đoán hình dạng khung xương hàm và tình trạng răng để đưa ra liệu trình phù hợp nhất.
Quy trình niềng răng tại nha khoa uy tín*
Bước 2: Khi đã có kết quả chụp X-quang vòm hàm, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy dấu hàm của bạn. Sau đó, thiết kế mắc cài tương thích với dấu hàm để răng được đưa khớp cắn phù hợp nhất.

Bước 3: Kiểm tra xem tình trạng răng miệng của bạn trước khi gắn mắc cài. Bạn được lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch cũng như điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng trước khi lắp đặt mắc cài bởi sau khi đeo niềng khó để vệ sinh các ngóc ngách bên trong răng.

Bước 4: Bác sĩ trực tiếp gắn mắc cài lên từng răng để tạo trụ kéo các răng về vị trí như đã lên liệu trình. Tùy theo yêu cầu của bạn mà mắc cài được gắn bên ngoài hoặc bên trong bề mặt răng bằng một loại keo chuyên dụng.

Bước 5: Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ kiểm tra một lần nữa để chắc chắn các mắc đã gắn chặt vào răng. Vị trí của mắc cài trên răng cũng quyết định lực kéo răng và kết quả sau khi niềng răng.
Các phương pháp niềng răng phổ biến*
Tiếp đó, bác sĩ tiến hành đi dây cung qua từng mắc cài xuyên suốt cả hàm và nối dây thun để tạo lực kéo răng. Đặc điểm linh hoạt của dây thun phối hợp, dịch chuyển sao cho răng đi về vị trí như đã thiết kế.

Trong suốt thời gian niềng răng thưa, bác sĩ lên lịch khám định kỳ cho mọi người để kiểm tra mức độ dịch chuyển của răng cũng như kịp thời điều trị những sai lệch có thể xảy ra.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến