Khi nào có thể áp dụng niềng răng hàm dưới?

Gần đây, nha khoa đã nhận được rất nhiều thắc mắc khác nhau về phương pháp niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài sứ bao nhiêu tiền. Để giúp các bạn giải đáp các vấn đề liên quan về phương pháp này chúng tôi đã tổng hợp các câu hỏi phổ biến và câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Khi nào có thể áp dụng niềng răng hàm dưới?

Những sai lệch về răng, răng mọc lộn xộn, hô, móm… hiện tại đều có thể được khắc phục hiệu quả nhờ các phương pháp chỉnh nha. Niềng răng chỉnh nha thực chất là việc sử dụng các khí cụ được lắp trên bề mặt răng, tạo lực kéo, kéo các răng về đúng vị trí trên cung hàm, trả lại tính thẩm mỹ cho cung hàm. 

Niềng răng hàm dưới áp dụng cho những trường hợp khi hàm dưới phát sinh vấn đề như hô hàm dưới (hay hàm trên móm do sai lệch cấu trúc hàm dưới), răng hàm dưới lộn xộn, mọc chạnh hoặc nghiêng.


Niềng răng hàm dưới có thể thực hiện khi hàm trên đã đạt chuẩn, hàm ngay ngắn, các răng mọc đều. Tuy nhiên, rất khó để xác định tỷ lệ chuẩn của hàm trên nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Cấu trúc hai hàm là một hệ thống thống nhất, giữa hai hàm luôn có sự tác động qua lại, tương tác lẫn nhau. Việc niềng 1 hàm trong nhiều trường hợp không cho kết quả như mong muốn, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha toàn hàm.

Chỉnh nha một hàm dễ dẫn đến những sai khác. Khi đó hai hàm không cân, ảnh hưởng chung đến  kết cấu toàn hàm và tính thẩm mỹ của cằm, khuôn mặt.

Sai khác hai hàm dẫn đến khớp cắn lệch, hai hàm khi cắn không tương thích nhau dẫn đến giảm hiệu quả ăn nhai.

Việc có những sai khác không mong muốn làm phát sinh thêm khó khăn, kéo dài thời gian chỉnh nha dự kiến ban đầu.

Chính vì thế, các nha sĩ và chuyên gia chỉnh nha khuyên bạn nên niềng đồng thời cả hai hàm để đảm bảo hiệu quả sau chỉnh, tránh những sai khác. Đây cũng được xem là phương án tối ưu trong tất cả các trường hợp.

Các phương pháp áp dụng cho chỉnh nha hàm dưới

Các phương pháp chỉnh nha nói chung, chỉnh nha cho hàm dưới nói riêng ngày nay rất đa dạng. Trong đó có thể kể đến những phương pháp phổ biến sau:

Niềng răng mắc cài kim loại: Niềng răng mắc cài kim loại là hình thức niềng răng chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay. Các mắc cài đi kèm dây cung được lắp trên bề mặt răng, thông qua điều chỉnh, tạo lực di chuyển các răng về vị trí mong muốn. Mắc cài kim loại cho kết quả cao, áp dụng hiệu quả cho những ca khó như răng mọc ngầm, răng mọc xô lệch, sai khớp cắn nặng với mức chi phí đầu tư phù hợp.

Niềng răng mắc cài sứ: Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng niềng răng mắc cài sứ có độ thẩm mỹ cao hơn hẳn. Với sự tiến bộ của kĩ thuật hiện đại, các mắc cài sứ giờ đây nhỏ gọn hơn và tương thích cao với răng người bệnh. Màu sắc tương đồng khiến chúng gần như “giấu mình”, khó bị phát hiện bởi người đối diện. Sử dụng mắc cài sứ với dây cung cùng màu cho hiệu quả thẩm mỹ vượt trội. Trong trường hợp hàm dưới bị hô nhẹ thì niềng răng mắc cài sứ sẽ là lựa chọn hàng đầu mà bạn nên xem xét. Nếu như các mắc cài kim loại gây ma sát, cọ vào lớp  màng trong môi gây khó chịu thì mắc cài sứ lại giúp giảm tối đa việc này do đặc tính thân thiện của chất liệu.


Niềng răng mặt trong: Trong trường hợp chỉ niềng răng hàm dưới thì niềng răng mặt trong cũng là một trong những lựa chọn được ưa chuộng. Mắc cài được gắn vào bề mặt răng phía trong (cạnh lưỡi). Gần như ta không thể phát hiện một người đang đeo niềng mắc cài trong nếu người đeo không chủ động cho biết. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những nhược điểm. Ở những người với cơ địa nhạy cảm, việc mắc cài cọ xát với lưỡi dễ gây đỏ, đau ở phần đầu lưỡi.

Việc xác định niềng răng hàm dưới thôi có được không và phương án niềng cần có sự thăm khám và kiểm tra của các bác sĩ. Có được hàm răng đều đẹp như mong ước là mong muốn của tất cả các bệnh nhân khi đến với dịch vụ chỉnh nha. Tuy nhiên, chỉnh nha là quá trình kéo dài và đòi hỏi kỹ thuật ứng dụng. Chính vì thế, bệnh nhân chỉnh nha cần được kiểm tra, đánh giá chi tiết để có được phác đồ điều trị phù hợp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến