Chảy máu chân răng khi mang thai có hại không?

Chảy máu chân răng khi mang thai là tình trạng thường gặp có thể dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý như thế nào cho đúng cách và hiệu quả thì về lâu dài chúng có thể gây ra các vấn đề về răng miệng khác. Đồng thời ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Một số thông tin hữu ích trong bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu biết cách đối phó với vấn đề sinh lý này an toàn và hữu hiệu.

Chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai vì sao?

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố gây ra nhiều sự biến đổi trong cơ thể. Răng miệng cũng bị ảnh hưởng và nếu bà bầu không quan tâm chăm sóc đúng cách thì các vấn đề tại đây có cơ hội để biểu hiện dễ dàng hơn. Giai đoạn thai kỳ, hàm lượng nội tiết tố nữ tăng lên khiến nướu cũng trở nên nhạy cảm với các mảng bám răng. Các mao mạch ở răng lợi cũng phình to ra, gấp khúc và tính đàn hồi suy yếu. Từ đó xảy ra tình trạng ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên dễ gây chảy máu răng.

Chảy máu chân răng khi mang thai có hại không?

Bên cạnh nguyên nhân thay đổi nội tiết tố, phụ nữ khi mang thai thường thèm có cảm giác thèm ăn, nhất là đồ ngọt. Tuy nhiên, sự mệt mỏi và bận rộn chăm sóc cho thai nhi sẽ khiến thai phụ không còn thời gian quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng miệng, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và thải độc tố lên các bộ phận trong khoang miêng, đa số trường hợp sẽ có phần nướu bị sưng đỏ, xuất hiện khối u trắng nhỏ mọc quanh cổ răng hoặc bục tổ máu khi đánh răng hay va chạm.

Chảy máu chân răng khi mang thai có hại không?

Vậy chảy máu chân răng ở phụ nữ khi mang thai có hại không? Thực tế, chưa có minh chứng hay nghiên cứu khoa học nào bàn về mối liên quan giữa bệnh viêm nướu, chảy máu chân răng với sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc tác động phẫu thuật sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến em bé. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy thực hiện một số biện pháp sau đây. Chi phí niềng răng bao nhiêu tiền?

Chảy máu chân răng không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Những lời khuyên sau các mẹ cần thực hiện ngay để nhanh chóng giảm thiểu tình trạng:

– Đánh răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ; chú ý chọn bàn chải lông mềm mảnh; kem đánh răng phù hợp.

– Dùng nước súc miệng sát khuẩn dành riêng cho mẹ bầu hoặc đơn giản là nước muối ấm loãng.

– Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch thức ăn ở kẽ răng, loại bỏ sự cư ngụ của vi khuẩn gây hại.

– Cần thiết hãy đi lấy cao răng, tuy nhiên chỉ thực hiện ở giai đoạn tháng thứ 4-7 của thai kỳ để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

– Uống nhiều nước và chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C vào thực đơn hàng ngày,..

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, bên cạnh đó còn có các dấu hiệu như: đau lợi, lợi sưng đỏ, tụt lợi, hơi thở có mùi hôi khó chịu,… thì bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để thăm khám, có cách khắc phục kịp thời và nhận được những lời khuyên bổ ích. 

Bài viết được trích nguồn từ: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến